Bánh ướt – bánh cuốn thì hình như có ở khắp
mọi miền. Mỗi nơi biến tấu 1 chút. Miền Bắc thì có bánh cuốn nhân thịt , miền
Trung có bánh cuốn thịt nướng, miền Nam có bánh ướt. Nhưng về cơ bản thì “bánh”
làm cũng giống nhau, bột gạo vẫn là nguyên liệu chính. Tuỳ vùng, tuỳ người mà
thêm này nọ, đổ dầy hay đổ mỏng thôi. Lúc trước nhìn thấy mấy cô đổ bánh ướt
cũng phải khâm phục tại sao họ lấy cái bánh ra được cái vĩ vải như vậy. Đã có
lần Má gởi sang cho 2 cái khuôn/vĩ đổ bánh ướt như vậy, cùng mấy cái que tre để
gở bánh, nhưng mình nghĩ chắc không làm nổi nên đành xếp xó nó rồi. Trong đầu
thì vẫn luôn đinh ninh là tráng bằng chảo thì không có thể nào bánh mềm và ngon
được. Tới lúc thèm quá mà nhà thì quá xa chợ thì cũng phải lôi bột, chảo ra đổ
thử. Bánh sau khi lấy ra khỏi chảo thì nhiều cái có cái viền ngoài giòn, nhưng
vì cái bánh có rất nhiều nước nên 1 chút sau những phần giòn đó cũng trở nên
mềm.
Bánh ướt thì bán đầy ngoài chợ, của người Việt
làm cũng có, người Hoa làm cũng có. Cái vấn đề của mình là phải đi chợ mới mua
được. Nếu về ăn liền trong ngày thì không sao nhưng nếu để dành thì phải bỏ tủ
lạnh. Y như rằng ngày hôm sau bánh cứng ngắt. Bỏ vào microwave thì ăn dở tệ.
Hấp lại thì có khá hơn 1 chút nhưng chỗ cứng, chỗ mềm, chỗ nhão, rồi phải mắc
công đi rửa cái nồi nữa chứ! Ngòai ra nếu có làm bánh ướt thì mới thấy không
biết sao bánh ướt ở ngoài chợ rất trắng. Nếu có làm bánh bao cũng sẽ thấy tình
trạng tương tự. Có nhiều người thắc mắc có phải họ dùng bột tẩy hay không ? Nói
chung là bánh ướt mình tráng ra có trong – là do bột mì tinh – nhưng không có
trắng như ngoài chợ. Nhưng ít ra mình biết bánh mình làm ra không bỏ thêm hoá
chất gì khác. Hơn nữa nếu để tủ lạnh thì 2-3 ngày sau bánh vẫn mềm, chỉ
cần bỏ vào microwave là ngon lại như mới, đó là điều mình rất thích khi đổ bánh
ở nhà.
Nếu chỉ đổ bánh ướt
thôi thì có thể đổ 1 lúc 2 chảo – dĩ nhiên là chảo không dính hé. Những cái
bánh đầu vì nhiệt độ, vì dầu và vì chảo nấu những món trước đó nên nếu
bánh có khó gỡ ra thì đừng nản chí. Nếu như cái sau dễ gỡ hơn cái trước tức là
được rồi đó, khoảng 3-4 cái thôi mọi chuyện sẽ ổn thoả.
1.
Nguyên liệu làm bột đổ bánh
§ 1 cup (chén) bột gạo
§ 1 cup (chén) bột năng
§ 3 cup (chén) nước lạnh + 2 cup (chén) nước sôi
§ 1 muỗng cafe muối
§ 1 muỗng canh dầu ăn
2.
Cách làm
§ Trong 1 cái thau lớn trộn bột gạo, bột năng,
muối và 3 chén nước lạnh lại với nhau. Quậy cho tan hết bột. Tiếp đó đổ 2 chén
nước sôi vào và quậy cho đều
§ Đậy lại và nên ngâm bột qua đêm hoặc ít nhất
là 4 tiếng trong tủ lạnh.
§ Trước khi đổ bánh nên gạn phần nước bên trên.
Nhớ đong/cân phần nước gạn ra, lấy ra bao nhiêu thì đong lại bấy nhiêu nước
trong vào thau bột. Mục đích làm cho bột bớt đi mùi … bột
§ Sau khi gạn bỏ nước và thay bằng nước mới thì
bỏ 1 muỗng canh dầu ăn vào. Nhờ lượng dầu ăn này và cái chảo chống dính mà mình
không cần phải thoa dầu sau mỗi lần đổ bánh.
3.
Đổ bánh
Vài ghi chú trước khi đổ bánh
§ Nếu nhanh tay thì có thể đổ 1 lúc 2 chảo. Bao
nhiêu đó bột nếu không trục trặt nhiều với cái chảo thì đổ khỏang 25 – 30 phút
§ Tùy chảo mà vài cái bánh đầu sẽ không tróc,
nứt, bể… rất làm mình mất tinh thần. Ngay cả những chảo trước đây đổ rất “ngon”
bây giờ đổ lại cũng “giở chứng” trong mấy cái đầu. Do đó đừng có nản lòng. Coi
như mấy cái đầu là thí nghiệm để mình canh nhiệt độ, để cho chảo quen bột…
§ Về phần bột thì mỗi lần đổ phải quậy cho đều.
Do đó để quậy cho nhanh, mình múc ra khoảng 1 tô bột, khi nào đổ hết tô đó sẽ
lấy tiếp từ trong thau. Làm như vậy mỗi khi phải đổ bánh mới mình không tốn
nhiều thời gian quậy bột và những cái bánh cuối cũng không khô vì bột quá đặc.
Đổ bánh:
§ Bắt chảo lên bếp thoa 1 lớp dầu ăn mỏng (chỉ
cần thoa 1 lần đầu này thôi). Khi chảo nóng thì bắt đầu đổ bột vô. Khi đổ bột
thì chỉnh lửa ở mức trung bình
§ Quậy bột và múc ra 1 vá (muỗng to) bột, đổ vào
chảo
§ Xoay chảo cho bột tráng đều cả bề mặt.
§ Đậy nắp lại khoảng 20 giây. Khi mở nắp ra chú
ý đừng cho nước đọng trên nắp rơi lại vào chảo
§ Sau khi mở nắp ra khoảng 30 giây thì có thể
trút bánh ra dĩa được nhất là khi thấy viền xung quanh bánh giòn tróc rồi (Muốn
bánh trút ra dễ dàng thì dùng cái sạn tách xung quanh cái bánh cho đừng dính
chảo trước)
§ Trên 1 cái dĩa to – to hơn cái chảo 1 chút –
thoa 1 lớp dầu mỏng, úp chảo bánh xuống bánh sẽ tự rớt xuống.
§ Để bánh nguội ít nhất 10 – 20 giây trước khi
cuộn lại (bánh ướt) hay gói với nhân thịt (bánh cuốn)
§ Để chảo lại lên bếp và tiếp tục cho những cái
kia
4. Bánh ướt
Nguyên liệu:
§ Chả lụa – có thể thêm vài loại chả lụa khác
nhau nếu thích và có sẵn
§ Nem chua (tùy thích)
§ Thịt nướng (tùy thích)
§ Giá: rửa sạch, bỏ vào dĩa/ tô, để vào
microwave 45 – 60 giây là giá vừa được. Hoặc nấu nước sôi, bỏ giá vào và vớt ra
liền
§ Rau thơm : húng cây, quế
§ Củ hành tím: lột vỏ, xắt mỏng, phi vàng, giòn
§ Nước mắm pha
Trình bày:
§ Bánh ướt cắt ngắn đọan khỏang 5cm
§ Chả lụa, nem chua cắt miếng tùy thích để lên
trên cùng với giá trụng, rau thơm. Ăn cùng với chén nước mắm
5. Bánh cuốn
Nhân thịt:
§ 250g (½ lb thịt heo xay)
§ 20g nấm mèo khô: ngâm nở, cắt nhỏ
§ 1 củ hành tây: lột vỏ, cắt nhỏ
§ Muối, đường, tiêu, bột ngọt, dầu ăn
§ Cách làm: Bắt chảo lên bếp cho nóng cho hành
vào xào sơ, sau đó bỏ thịt vào xào. Nêm gia vị cho vừa ăn. Khi thịt đã ½ chín,
½ sống (hồng hồng) thì bỏ nấm mèo vào xào. Khi thịt chín thì tắt bếp. (Nhớ là
xào bằng lửa lớn không thôi hành, thịt sẽ ra nước)
Cuốn bánh
§ Tùy theo ý mình muốn cuốn 1 cái bánh lớn, dài
hay bánh ngắn/ nhỏ thôi. Sau khi trút bánh ướt ra khỏi chảo thì đợi cho nguội 1
chút có thể dùng dao cắt miếng bánh ra làm đôi hoặc để nguyên, bỏ nhân lên và
cuốn lại
§ Bánh cuốn ăn nóng cùng với các món giống như
bánh ướt ở trên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét